quang cao rao vat
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư

Go down

Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư Empty Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư

Bài gửi  sieu_bom_lovely Sun Aug 10, 2014 10:55 pm

Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư
Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư Le%2Bkate%2Bthap%2Bposhanu
Việc tổ chức lễ hội Katê hàng năm trên tháp Pô Sha Inư là thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm: “Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống người Chăm là bảo tồn một phần của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam”.

Đây là năm thứ 9, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Bình Thuận tổ chức lễ hội Katê trên trên tháp cổ Pô Sha Inư. Khác với những năm đầu tổ chức, từ năm 2009 đến nay, gắn kết với phần lễ, phần hội bổ sung nhiều hoạt động mới, mở ra một không gian rộng lớn. Điểm nhấn của phần hội là các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian tôn vinh sắc màu văn hóa dân tộc, thể hiện rõ nét trong lối trình diễn nhạc cụ, cách diễn xướng và các điệu múa mang đậm chất dân gian. Dưới chân tháp cổ, Katê tái hiện bức tranh sinh động, đầy màu sắc và phô diễn trước công chúng một nền nghệ thuật ca, múa, nhạc dân gian mang một phong cách riêng biệt, độc đáo.

Lễ hội trong Du lịch Mũi Né - Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung. Katê chính là lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Lễ hội diễn ra vào ngày đầu tháng 7 Chăm lịch mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn mong cho lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Ngày 3/10/2013 nhằm ngày 30/6 Chăm lịch tại đền tháp Pô Sha Inư diễn ra các hoạt động “hội” chào mừng Đại lễ Katê: “Hội thi Đơm lễ vật” dâng cúng nữ Thần được các nghệ nhân huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong thể hiện. Phần hồn của hội thi này là cách sắp xếp, bài trí lễ vật trưng bày trên Thôn la và đây cũng là giây phút thiêng liêng được các nghệ nhân thể hiện bằng lòng tôn kính, biết ơn và ngưỡng mộ đối với thần linh, ông bà tổ tiên. Tiếp nối các nghi lễ, tại sân khấu, tối 3/10 diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ của các diễn viên không chuyên đến từ Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và huyện Ninh Phước- Ninh Thuận và trình diễn trang phục dân tộc Chăm. Các tiết mục miêu tả đậm nét dân gian dân tộc Chăm của các diễn viên không chuyên, nghệ nhân của ba huyện. Đặc biệt là nghi thức lễ Cầu an tại tháp chính của bà con người Chăm theo đạo Bàlamôn và Bàni. Khác với các năm trước, năm nay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch mở rộng phạm vi và quy mô tổ chức, 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong cùng tham gia trong lễ hội Katê đã thể hiện tình cảm mật thiết. Thông qua lễ hội Katê hình ảnh đẹp của những ngày tụ hội về đây sẽ mãi là những kỷ niệm khó quên của cộng đồng người Chăm đang sinh sống trên quê hương Bình Thuận.

Ngày thứ hai 4/10/2013 nhằm ngày 1/7 Chăm lịch du khách và người dân viếng lễ sẽ được các nghệ nhân Chăm hướng dẫn biểu diễn các loại nhạc cụ tiêu biểu, đặc trưng trong lễ nghi của cộng đồng người Chăm; tham gia trò chơi dân gian đã gắn bó trong đời sống sinh hoạt thường nhật trong cộng đồng người Chăm; mặc những bộ trang phục truyền thống của người Chăm; tận mắt chứng kiến những đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân: Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc điêu luyện trong lối trình diễn nghề truyền thống: thao tác dệt thổ cẩm, nặn gốm và các nghi lễ chính theo phong tục tập quán lâu đời của người Chăm theo đạo Bàlamôn trong ngày Đại lễ Katê: Mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga- Yoni, mặc trang phục nữ Thần, sẽ trình tự diễn ra tại tháp Pô Sha Inư.

Không gian văn hóa Chăm ở Bình Thuận đang hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Hy vọng những địa danh Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong sẽ trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với cộng đồng các dân tộc mọi quốc gia trên thế giới.

Lễ hội Katê góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
sieu_bom_lovely
sieu_bom_lovely

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 18/07/2013
Age : 33
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

Về Đầu Trang Go down

Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư Empty Nền văn hóa Việt Nam

Bài gửi  sieu_bom_lovely Wed Aug 13, 2014 7:00 pm

Nền văn hóa Việt Nam có bề dày hàng ngàn năm với những thành tựu rực rỡ của các nền văn hóa bản địa: Đông Sơn, Gò Mun, Hòa Bình, Sa Huỳnh… Đồng thời, chúng ta đã tiếp thu theo hướng Việt hóa các nền văn hóa phương Đông du nhập vào Việt Nam như Phật giáo, Lão giáo. Người Việt Nam tiếp thu một cách uyển chuyển và tinh tế tư tưởng Nho giáo, đó là tư tưởng trọng đạo đức, trọng tình người, mối quan hệ nhà - làng - nước bảo đảm sự cố kết cá nhân và cộng đồng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người Việt, cho đến tận hôm nay…
Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giao lưu văn hóa như là một tất yếu khách quan bởi chính nhờ giao lưu hội nhập mà bản sắc văn hóa dân tộc được bổ sung những yếu tố ngoại lai để làm phong phú bản sắc của mình. Đồng thời, qua đó, cũng góp phần làm phong phú văn hóa thế giới khi chính các nền văn hóa ngoại lai cũng tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam.
sieu_bom_lovely
sieu_bom_lovely

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 18/07/2013
Age : 33
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

Về Đầu Trang Go down

Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư Empty Tour du lịch Ghép Đoàn Mũi Né

Bài gửi  sieu_bom_lovely Wed Aug 20, 2014 7:04 pm

Tour du lịch Ghép Đoàn - Với mong muốn mang đến những chuyến đi nghỉ dưỡng tuyệt vời, những chuyến du lịch khám phá vẻ đẹp con người & thiên nhiên Việt Nam. Du lịch Quốc Tế Hoàng Gia xin gửi đến Quý khách các chương trình Ghép Đoàn dành cho khách lẻ, khởi hành hàng ngày, hàng tuần đáp ứng nhu cầu, thời gian, điều kiện & đặc biệt là giá cả hợp lý.

Tour du lịch Ghép Đoàn Mũi Né
Phan Thiết - Mũi Né từ lâu được biết đến như là Thiên đường hay Kinh Đô của các resort. Nơi đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với những bãi biển xanh thơ mộng, những đồi cát vàng trải rộng mênh mông, quyến rũ và đầy sức mê hoặc làm say lòng bao du khách phương xa.

1. Chương trình Ghép Đoàn TP.HCM - Phan Thiết - Tà Kú - Đồi Cát - Mũi Né - Tp.HCM.
Thời gian: 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành: Ghép Đoàn thứ 7 hàng tuần
Tiêu chuẩn: Từ 2 sao - 3 sao - 4 sao (Khách sạn/Resort)
Giá: Từ 1,268,000 vnd đến 2,128,000 vnd/khách

2. Chương trình Ghép Đoàn TP.HCM - Phan Thiết - Thác Giang Điền - Tà Kú - Đồi Cát - Mũi Né - Tp.HCM. (Chương trình khuyến mãi)
Thời gian: 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành: Ghép Đoàn thứ 2, 7 hàng tuần
Tiêu chuẩn: Resort 3 sao: Canary, Hải Âu, The Beach
Giá: 1,190,000 vnd/khách
Giá: Phụ thu cuối tuần: 100,000 vnd/khách

3. Chương trình Ghép Đoàn TP.HCM - Phan Thiết - Tà Kú - Đồi Cát - Mũi Né - Tp.HCM.
Thời gian: 3 Ngày 2 Đêm
Khởi hành: Ghép Đoàn thứ 6 hàng tuần
Tiêu chuẩn: Resort 4 sao: Romana, De Centerty.
Giá: 2,895,000 vnd/khách

Tham khảo thêm tại Webside: Dulichhoanggia. Com. Vn
sieu_bom_lovely
sieu_bom_lovely

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 18/07/2013
Age : 33
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

Về Đầu Trang Go down

Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư Empty Lễ hội Katê

Bài gửi  sieu_bom_lovely Mon Aug 25, 2014 3:33 am

Bình Thuận là một vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng rất đặc sắc. Đây cũng chính là điểm mạnh để các du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận và tìm hiểu.
Lễ hội Katê
Hai tỉnh có nhiều cư dân Chăm như Ninh Thuận và Bình Thuận cùng tổ chức lễ hội Katê vào ngày 1/7 Chăm lịch hằng năm (từ 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại các đền, tháp, sau đó chuyển về các gia đình.
Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn. Đây là lễ tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như: Pôklông Garai, Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là dịp viếng thăm, gặp gỡ các người thân...
Buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng... Khi trời sắp tối là kết thúc nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ, múa hát...
Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Ra Glai trên núi cũng xuống dự hội, chia sẻ niềm vui với người Chăm.
sieu_bom_lovely
sieu_bom_lovely

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 18/07/2013
Age : 33
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

Về Đầu Trang Go down

Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư Empty Re: Giá trị văn hóa Lễ hội Katê trên tháp Pô Sha Inư

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết